Quy định của pháp luật về hoạt động tính lãi suất trong kinh doanh cầm đồ
1. Quy định về tính lãi suất trong kinh doanh cầm đồ ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Lãi suất trong hoạt động cầm đồ thường được tính lãi ngày (2000 VNĐ/Triệu/ngày hoặc cao hơn), mức lãi suất này là khá cao so với quy định của pháp luật.
Vậy mức lãi nào là hợp pháp ? mức lãi nào là bất hợp pháp. Luật Minh Khuê phân tích các quy định pháp luật về vấn đề này ?
Luật sư trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Theo quy định về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước hiện nay sẽ là 1.125%/tháng.
Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về cho vay nặng lãi như sau:
Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu cá nhân phát sinh hoạt động cho vay thì mức lãi suất quy định nêu trên và nếu cao từ 10 lần trở lên thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi.
Đối với việc cầm cố quyền sử dụng đất, nếu phần đất cấp cho hộ gia đình mang sở hữu của các thành viên trong hộ thì ba bạn đương nhiên không có quyền cầm cố khi không có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong hộ. Bên cạnh đó, GCN QSD đất không phải là “tài sản” nên không thể mang cầm cố theo quy định của pháp luật. Gia đình bạn chỉ có thể mang GCN QSD đất để thực hiện thủ tục thế chấp và đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất. Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục thông qua hợp đồng thế chấp có công chứng và phải đăng ký thế chấp tại phòng TN&MT thì mới hợp pháp. Nếu bố bạn mang GCN QSD đất đi cầm cố, thế chấp viết tay để vay tiền mà giao dịch đó không có chữ ký của các thành viên trong gia đình, không công chứng hợp đồng, không đăng ký thế chấp thì giao dịch đó không có hiệu lực pháp luật, bố bạn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với giao dịch đó.
2. Mức lãi vay theo quy định của pháp luật ?
Chào anh/chị luật sư, khoảng 2 năm trước thấy tin nhắn trên điện thoại 1 công ty cho vay nào đó ở thành phố Hồ Chí Minh. Bố em vay 13 triệu trong 18 tháng, lãi 18 tháng giờ lên hơn 24 triệu trong đó có tiền phạt 1 triêu 2.
Trả được 2 tháng thì ông thất nghiệp không có khả năng chi trả sau đó 1 thời gian ông liên hệ lại để có thể tiếp tục trả nhưng bên đó yêu cầu thanh toán hết 1 lần.
Ông ấy nhận thấy không thể chi trả được nên đã cắt liên lạc với bên kia. Hôm nay bên cho vay gửi thư kiện đến trung tâm trọng tài thương mại, bố tôi đã nhận được thông báo từ trung tâm trọng tài thương mại. Xin hỏi luật sư giờ bố em nên làm gì trong trường hợp này ?
Xin chân thành cám ơn
Luật sư trả lời:
1. Mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng trong phạm vi pháp luật cho phép :
Với trường hợp của bạn, tuy không mong muốn nhưng chúng tôi xác định rằng bố bạn mượn tiền từ một công ty tài chính nhưng không thực hiện việc trả nợ đúng hạn nên bố bạn đang là bên vi phạm hợp đồng, do vậy nếu hợp đồng vay có nêu rõ thì có thể bố bạn sẽ phải đóng lãi chậm trả và phạt hợp đồng.
Về mức lãi suất cho vay, theo quy định tại điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
– Tiền phạt hợp đồng và lãi chậm trả do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.
Vậy, đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp thì phần phạt hợp đồng 1.200.000 đồng cần phải được kiểm tra lại sau khi đã rà soát lại các điều khoản tại hợp đồng vay giữa bố bạn và ngân hàng xem tại hợp đồng vay và các giấy tờ liên quan có quy định gì về mức phạt không. Mức phạt vi phạm hợp đồng do hai bên thỏa thuận nên hiện tại bố bạn phải ton trọng sự thỏa thuận tại hợp đồng.
Phần lãi suất lúc này sẽ được tính bằng 75,4%/18 tháng thức xấp xỉ 50%/ năm( mức này đã vượt quá mức lãi quy định). Nếu áp dụng quy định của pháp luật nêu trên thì bạn sẽ phải trả số tiền gốc còn lại cộng thêm phần lãi suất bằng 20%/năm trên dư nợ gốc. Phàn lãi suất vượt quá 20%/năm không được pháp luật bảo vệ.
2. Bố bạn có phạm vào tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ?
Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 , sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Như bạn trao đổi, bố bạn có tài sản để trả nhưng không đủ để trả 1 lần theo yêu cầu của bên cho vay mà có ý định trả thành nhiều đợt thì bố bạn nên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với đại diện của bên cho vay trên tinh thần thiện chí, thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật dân sự. Bố bạn không nên giữ tiền và không trả khoản nợ này để tránh rủi ro rơi vảo trường hợp vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo yếu tố “có tài sản nhưng không trả” theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
3. Tư vấn về tiền lãi cho vay như thế nào là đúng quy định của pháp luật ?
Thưa luật sư, Mình tên Châu, mình có một thắc mắc pháp lý rất đời thường, mong quý luật sư tư vấn giúp mình nhé. Tháng 5/2016, Châu cho anh T vay 100 triệu, trả tiền lãi hàng tháng. Giấy vay tiền không đề cập đến thời hạn vay, chỉ nói rằng khi nào Châu cần tiền, phải báo trước cho anh T 30 ngày, anh T sẽ trả lại đủ số tiền trên.
1. Mình cần tính số tiền lãi tối đa, hợp pháp có thể nhận được hàng tháng. Tìm hiểu thì thấy 150% lãi suất cơ bản ngân hàng. Nhưng mình không hiểu rõ lắm về quy định này so với thực tế áp dụng. Vì vậy, mong quý luật sư tính toán giúp mình 1 số tiền cụ thể theo thời điểm hiện tại.
2. Tiền lãi thỏa thuận là 5 triệu/tháng. Giả sử tháng 8/2016, anh T không trả đủ tiền lãi cho mình. Thì lãi quá hạn của mình sẽ là bao nhiêu tiền?
3. Giả sử mức tiền lãi của mình vượt quá lãi suất tối qua quy định, nhưng không cao hơn 10 lần, nên không phải chịu chế tài hình sự. Khi anh T không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền lãi, lẫn tiền vay, mình phải làm gì để bảo vệ quyền lợi ? Nếu mình kiện lên tòa thì hợp đồng vay có hiệu lực không, và tiền lãi mình sẽ nhận được là bao nhiêu ?
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư trả lời:
1. Mình cần tính số tiền lãi tối đa, hợp pháp có thể nhận được hàng tháng. Tìm hiểu thì thấy 150% lãi suất cơ bản ngân hàng. Nhưng mình không hiểu rõ lắm về quy định này so với thực tế áp dụng. Vì vậy, mong quý luật sư tính toán giúp mình 1 số tiền cụ thể theo thời điểm hiện tại.
Theo Khoản 1, Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
” Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Theo đó mà bạn được ra tối đa không được quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố. Tại thời điểm này thì lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được quy định tại Quyết định 2868 của Ngân hàng nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định 2868) quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, có hiệu lực từ ngày 01/12/2010. Từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể tính được mức lãi suất tối đa mà các bên thỏa thuận không được vượt quá trên 1 năm sẽ là 13,5% (9×150%), trên 1 tháng là 1,125%.
Như vậy lãi suất tối đa mà bạn được thỏa thuận trong một tháng là 1,125%, theo đó bạn cho vay 100 triệu thì tiền lãi tối đa một tháng mà bạn có thể đưa ra là 1.125.000 nghìn một tháng.
2. Tiền lãi thỏa thuận là 5 triệu/tháng. Giả sử tháng 8/2016, anh T không trả đủ tiền lãi cho mình. Thì lãi quá hạn của mình sẽ là bao nhiêu tiền ?
Lãi suất quá hạn được đặt ra trong trường hợp sau:
” Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay…….
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lái suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ ”
Theo đó thông thường thì chỉ khi bạn đã thông báo trả tiền mà đến thời hạn bên kia vẫn không trả cho bạn, thì bạn được hưởng thêm một khoản lãi suất quá hạn như sau:
Lãi nợ quá hạn = (nợ gốc + Lãi trong hạn) x lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x thời gian quá hạn
3. Giả sử mức tiền lãi của mình vượt quá lãi suất tối qua quy định, nhưng không cao hơn 10 lần, nên không phải chịu chế tài hình sự. Khi anh T không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền lãi, lẫn tiền vay, mình phải làm gì để bảo vệ quyền lợi? Nếu mình kiện lên tòa thì hợp đồng vay có hiệu lực không, và tiền lãi mình sẽ nhận được là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sư năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 :
Điều 163 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy nếu bạn cho vay với lãi suất 5 tr/ 1 tháng thì vẫn chưa phải là cho vay nặng lãi nên không phải chịu chế tài hình sự. Tuy nhiên nếu anh T không thực hiện đúng nghĩa vụ thì để bảo vệ quyền lợi bạn có thể khởi kiện ra tòa. Nếu hợp đồng vay tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và có chữ ký của hai bên thì chắc chắn hợp đồng của bạn sẽ có hiệu lực pháp luật và tiền lãi của bạn sẽ được tòa giải quyết theo đúng quy định của pháp luật là 1.125 tr/ 1 tháng.
4. Khi ra tòa thì có lấy lại số tiền mà vượt quá lãi suất ngân hàng hay không ?
Thưa luật sư, tôi có một người chị, chị ấy chót đi vay 50 triệu với lãi suất là 2000đ/1 triệu/1 ngày. tức là mỗi ngày mất 100 nghìn tiền lãi. trong suốt 20 tháng chị tôi đều đặn mỗi tháng trả cho chủ nợ 3 triệu. nhưng đến nay chị tôi không còn khả năng trả nợ nữa. Chủ nợ đòi kiện chị tôi ra tòa. tôi muốn hỏi rằng trong 20 tháng chị tôi đã trả cho chủ nợ tổng cộng 60 triệu.
Theo luật dân sự về lãi suất thỏa thuận cao nhất là không quá 150% lãi suất ngân hàng. tức là nếu cao nhất thì chị tôi phải chịu lãi suất 2%/ 1 tháng thôi. đằng này là 6% /1 tháng. tôi muốn hỏi liệu ra tòa thì tòa có xử cho chị tôi lấy lại số tiền mà vượt quá lãi suất ngân hàng hay không. cụ thể ở đây là 60 triệu – 20 triệu= 40 triệu. 20 triệu là lãi suất cao nhất tính theo luật dân sự quy định?
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư trả lời :
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
>> Hiện nay lãi suât của ngân hàng nhà nước là 9%/năm=> không được vượt quá 13,5%/ năm ( tương đương 1,125%/ tháng).
chị bạn vay với lãi suất 2000 đồng/ triệu/ ngày => 6%/tháng. Như vậy đã vượt quá 1,125%/tháng.
Vì vậy khi chị bạn bị chủ nợ kiện ra Tòa đòi tài sản thì Tòa án không công nhận đối với phần lãi suất vượt quá này và chị bạn có thể lấy lại số tiền mà vượt quá lãi suất ngân hàng
5. Xác định mức lãi cho vay phù hợp với quy định hiện nay ?
Chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi mong được tư vấn. Lãi suất cho vay 9% trên 1 tháng có phải là cho vay nặng lãi chưa ? Lãi xuất cơ bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2015 là bao nhiêu % trên 1 năm ?
Chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Để xác đinh mức lãi suất 9%/ tháng của bạn có phù hợp với quy định của pháp luật hay không ?
Bạn cần căn cứ Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, đối với trường hợp các bên thỏa thuận về mức lãi thì lãi suất cho vay không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Hiện nay, mức lãi suất cơ bản bản đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra và áp dụng từ ngày 01/12/2010 là 9%/năm theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010. Theo quy định này thì có thể xác định được mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi cho vay tiền là:
+ Mức lãi suất năm: 9 x 150% = 13,5%/năm
+ Tương ứng mức lãi suất tính theo tháng: 13,5 : 12 = 1,125%/tháng.
+ Tương ứng mức lãi suất tính theo ngày: 13,5 : 365 = 0,037%/ngày
Trên đây là cách tính lãi suất dựa trên tỷ lệ phần trăm, tuy nhiên trên thực tế, nhiều giao dịch cho vay tính ra số tiền lãi cụ thể (VD: 2.000 VND/ngày). Có thể áp dụng cách tính trên như sau:
Hợp đồng vay tiền với số tiền cho vay là 1 triệu VND thì mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi vay tiền là:
+ Số tiền lãi suất năm là: 1 triệu x 150 % = 135.000/năm
+ Tương ứng là 11.250 VND /tháng và 370 VND/ngày
Vậy tùy theo số tiền gốc có thể tính trực tiếp ra số tiền lãi tương ứng. Ví dụ, A cho B vay 5 triệu đồng, vậy số tiền lãi tối đa mà các bên có thể thỏa thuận theo ngày là: 5 x 370 = 1.850 VND/ngày.
Chia sẻ:
- Cầm Đồ Có Phải Là Tín Dụng Đen?
- Cho vay cầm đồ bằng cà vẹt xe máy (ĐKXM) có hợp pháp?
- Kinh doanh cầm đồ và những qui định cần phải biết
- Thông tư của Bộ Thương mại số 13/1999/TT-BTM ngày 19/05/1999 Hướng dẫn kinh doanh Dịch vụ Cầm đồ
- Thông tư liên Bộ của Ngân hàng Nhà Nước – Thương mại Số 02/TT/LB Ngày 3 /10/1995 Hướng dẫn kinh doanh Dịch vụ Cầm đồ