Tín Dụng Đen là gì, App vay tiền hợp pháp là gì?
Tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Khoản 14 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).
Lãi suất cho vay hợp pháp là bao nhiêu?
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận:
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.
Đồng thời Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau:
– Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cao nhất được quy định là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì lãi suất giữa các bên là thỏa thuận, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN , theo đó:
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN .
Mức phạt tội cho vay nặng lãi
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) , người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:
– Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
App vay tiền hợp pháp là như thế nào?
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì các app này được ưa chuộng vì hình thức vay khá dễ dàng và không cần giấy tờ nhiều . Tuy nhiên mức lãi suất lại cao “ngất ngưởng” khiến người ta phải đặt câu hỏi về tính hợp pháp của nó. T86 xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:
Hình thức cho vay tiền trực tuyến
Ứng dụng vay tiền trực tuyến (app vay tiền online) thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp. Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh. Đơn vị cho vay sẽ dựa hoàn toàn vào uy tín cá nhân người vay và năng lực trả nợ để quyết định hạn mức, thời gian vay.
Việc vay tiền qua app rất thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay xuất hiện nhiều app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ” vi phạm về mức lãi suất cho phép của pháp luật.
Quy định về mức lãi suất cho phép khi thực hiện vay tiền
Căn cứ điều 468 BLDS 2015 Quy định mức lãi suất cho vay cao nhất theo thỏa thuận là 20%/năm. Như vậy các app cho vay tiền trực tiếp là hợp pháp nếu mức lãi suất cho vay không quá 20%/năm.
Tuy nhiên căn cư điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất (có nghĩa là mức lãi suất cho phép có thể vượt qua 20%/năm ) .
Trường hợp các app cho vay tiền thuộc các tổ chức tín dụng thì mức lãi suất sẽ căn cứ vào thỏa thuận theo quy định của Luật tổ chức tín dụng 2010 .
Trách nhiệm của app cho vay tiền khi đòi nợ không đúng quy định pháp luật
Thứ nhất, trừ trường hợp các app là thuộc các tổ chức tín dụng thì nếu các app cho vay lãi suất trên 20%/năm (căn cứ Điều 486 Bộ Luật Dân sự 2015), các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Căn cứ Điều 201 BLHS 2015 quy định: Tùy vào mức lãi suất cho vay , số tiền thu lợi bất chính thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như : phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, khi làm thủ tục vay tiền qua app, thông thường các app này yêu cầu người vay phải cho phép app truy cập danh bạ điện thoại. Vì vậy, phát sinh những tình huống người vay không trả nợ đúng hạn thì chủ sở hữu app sẽ gọi điện quấy rầy người thân, nhằm tạo sức ép cho người vay phải trả nợ. Theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối người khác sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Hướng dẫn giải quyết khi bị app cho vay tiền đòi nợ không đúng quy định pháp luật
Bạn có thể tìm ra thông tin chủ sở hữu của app này, tố cáo hành vi quấy rối qua điện thoại với cơ quan công an gần nhất bằng đơn tố cáo hoặc qua điện thoại yêu cầu các cơ quan công an vào cuộc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Đồng thời, nếu có thể bạn nên ghi âm cuộc gọi và khiếu nại lên nhà mạng mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết
Những lưu ý khi vay tiền trực tiếp qua các app
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu xem app vay tiền đó thuộc sở hữu của công ty nào, có đầy đủ các thông tin như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…).
Tiếp theo, lãi suất cho vay phải trong giới hạn quy định của Bộ luật Dân sự (không quá 20%/năm). Và đặc biệt, app không yêu cầu khách hàng phải cho phép truy cập vào danh bạ, truy cập tài khoản mạng xã hội của mình…
Nguồn: Internet & Web Chuyentuvanluat.com
Chia sẻ:
- 5+ App Vay Tiền Qua Icloud Iphone 24/24 Online Uy Tín Mới Nhất
- Cầm Đồ Thế Chấp Xe Máy Lãi Suất Thấp Tại T86
- Tra Cứu Số VIN (Số khung) Xe Để Nhận Biết Đời Xe Ô TÔ
- Tỷ phú đi vay tiền lẻ tại ngân hàng? Bài học làm giàu về việc bắt đồng tiền làm việc cho mình
- Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Hiểu Sao Cho Đúng
- Cho vay cầm đồ bằng cà vẹt xe máy (ĐKXM) có hợp pháp?